Kỹ thuật hàn thiếc hiệu quả 100%

Khái niệm và đặc điểm của kỹ thuật hàn thiếc

Kỹ thuật hàn thiếc được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống đặc biệt là trong việc sửa chữa cũng như hàn các bản mạch và linh kiện điện tử.

Kỹ thuật hàn thiếc

Khái niệm hàn thiếc:

  • Hàn thiếc là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau nhờ một kim loại hoặc một hợp kim trung gian gọi là vẩy hàn.
  • Trong quá trình hàn nung nóng vật hàn đến nhiệt độ tương đương nhiệt độ chảy của vảy hàn, vẩy hàn bị chảy nhưng kim loại vật hàn thì không chảy, kim loại vật hàn khuếch tán thẩm thấu vào vật hàn tạo thành mối hàn.
  • Kim loại vảy hàn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn kim loại vật hàn, khi ở nhiệt độ kim loại vảy nóng chảy còn kim loại vật hàn chưa nóng chảy thì kim loại vảy hàn khuếch tán vào kim loại vật hàn, khi nguội tạo thành mối hàn. Như vậy hàn vảy là phương pháp hàn liên kết hai chi tiết dưới góc độ phân tử nhờ kim loại vảy hàn làm trung gian.

kỹ thuật hàn thiếc, hàn bo mạch

Đặc điểm hàn thiếc:

  • Hàn vảy có thể tiến hành trong lò có khí bảo vệ, hàn trong chân không hoặc trong lò muối, do đó không yêu cầu thuốc hàn.
  • Tính kinh tế cao, bảo đảm được mối hàn phẳng, đẹp.
  • Sau khi hàn vảy không cân gia công cơ khí. Chi tiết hàn vảy không có ứng suất cục bộ như hàn bằng các phương pháp khác.
  • Trong sản xuất hàng khối tất cả các chi tiết hàn đều có chất lượng giống nhau.
  • Hàn vảy có thể chế tạo được những sản phẩm mà các phương pháp khác không làm được.
  • Không yêu câu trình độ công nhân cao.
  • Phương pháp hàn vẩy có thể nâng cao năng suất lao động trong sản xuất hàng khối, những sản phẩm hàn nhiều mối hàn cùng một lúc.
Hiện nay có 3 loại mỏ hàn thiếc thông dụng được sử dụng rộng rãi như:
  • Mỏ hàn nhiệt: sử dụng dây lò xo để đốt nóng mỏ hàn
  • Mỏ hàn xung: ứng dụng hiện tượng đoản mạch ở giữa hai phần đầu mỏ hàn, thiếc hàn để tạo ra mối hàn.
  • Mỏ hàn khí: Đối với dòng này thì sẽ dùng đến hỗn hợp khí Acetylen ( đất đèn ) để đốt nóng phần tiếp xúc nằm giữa 2 mảnh kim loại, cho đến khi tan chảy và hòa tan vào nhau.

Trong ba loại mỏ hàn trên thì mỏ hàn nhiệt là loại thiết bị thông dụng nhất nhờ vào mức giá thành rẻ, dễ dàng mua được ở nhiều nơi, phương thức sử dụng đơn giản, nhỏ gọn, dễ thao tác, phổ biến nhất.

Hướng dẫn – kỹ thuật hàn thiếc với “mỏ hàn nhiệt”

Các dụng cụ, vật liệu và thiết bị cần chuẩn bị:

1. Mỏ hàn nhiệt:

Kỹ thuật hàn thiếc với mỏ hàn nhiệt

  • Công suất của mò hàn càng lớn thì nhiệt độ sinh ra càng cao, thường thì sử công suất từ 40W – 100W
  • Mỏ hàn 40W phù hợp với linh kiện nhỏ mối hàn bé, sẽ cung cấp nhiệt vừa đủ để mối hàn không bị cháy, hỏng linh kiện, nhưng thời gian chờ chì hàn nóng chảy khá lâu.
  • Tốt nhất nên chọn mỏ hàn có công suất 60W sẽ sinh nhiệt cao hơn tiết kiệm thời gian hơn.
  • Nếu tay nghề tốt có thể chọn công suất 80W – 100W sẽ nhanh hơn và phù hợp với mối hàn có tiết diện lớn, sử dụng chì hàn lớn.

2. Chì hàn – Thiếc hàn

Chì hàn 1.5mm

  • Thiếc hàn là hợp kim có điểm nóng chảy khá thấp, khoảng từ 90 đến 450 °C (200 tới 840 °F), được sử dụng trong việc liên kết bề mặt các kim loại khác nhau. Chúng được ứng dụng trong kỹ thuật điện, điện tử. Thông thường, nhiệt độ nóng chảy của thiếc hàn trong khoảng từ 180 đến 190 °C.
  • Khói của chì hàn thường độc hại với sức khỏe nên hiện nay các nhà sản xuất thường thêm thiếc vào thành phần để giảm độ nguy hại đến sức khỏe( thông thường chì 40% và thiếc 60%), củng như giảm một phần nhiệt độ nóng chảy giúp gia nhiệt nhanh hơn (thường nóng chảy ở 60 – 80°C).
  • Hiện nay trên trị thường có hai loại: chì hàn có phủ lớp nhựa thông bên ngoài, và chì không có nhựa thông.

3. Nhựa thông

Nhựa thông

  • Quá đơn giản, nhựa thông là nhựa của cây thông (thể lỏng), nhưng trong kỹ thuật hàn nhựa thông được sử dụng ở thể rắn.
  • Nhựa thông giúp tạo một lớp tráng phủ lên bề mặt chống oxy hóa, tăng tuổi thọ tăng độ bám dính tốt hơn, tăng khả năng cách điện, cách nhiệt mối hàn.

4. Bảo hộ lao động.

Kỹ thuật hàn thiếc với mỏ hàn nhiệt – chì hàn, trong quá trình hàn thiếc sẽ sinh ra khói rất độc nên cần phải trang bị khẩu trang và bao tay để bảo vệ sức khoẻ.

Trong khói hàn có chứa nhựa thông và chì, nếu hít phải trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm độc chì.

Xem thêm tài liệu sức khoẻ: Chì ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?

5. Hướng dẫn kỹ thuật hàn thiếc – hàn linh kiện điện tử chi tiết.

Bước 1:

  • Trong mọi trường hợp trước khi thực hiện bất kì loại linh kiện hay mối hàn nào đó là phải vệ sinh bảng mạch và chân linh kiện một cách sạch sẽ.
  • Bề mặt hàn bám bụi sẽ làm giảm khả năng bám dính, giảm chất lượng mối hàn hoặc mất tính thẩm mỹ.
  • Cách vệ sinh đơn giản nhất chính là sử dụng chổi cọ, khí nén thổi sạch bụi bẩn, và lau khô bảng mạch bằng cồn – dễ bay hơi không gây chập mạch. (Vệ sinh bằng nước là sai nguyên tắc).

Bước 2:

Cắt chân linh kiện sao cho khi đã cắm vào mạch phần chân trồi lên tính từ bề mặt bằng mạch đến linh kiện khoảng 0.5mm

Bước 3: Tráng thiếc hàn các vị trí quan trọng

  • Đầu mỏ hàn: Tráng thiếc đầu mỏ hàn đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hàn vì nếu không tráng mỏ hàn sẽ tiếp xúc trực tiếp với chân linh kiện, bảng mạch sẽ làm cháy, hỏng hoặc làm lệch chỉ số linh kiện do quá nhiệt
  • Đầu dây: Cạo phần gỉ ở đầu dây hoặc chân linh kiện rồi tráng thiếc nhanh để loại bỏ tạp chất, giúp thiếc hàn bám chắc vào các phần trầy xước của chân linh kiện và dây dẫn, việc này đồng thời củng giúp nâng cao độ dính của dây dẫn và linh kiện khi hàn
  • Tráng thiếc vị trí hàn: giọt thiếc hàn chảy xuống lấp kín lỗ linh kiện và giúp tản nhiệt ra xung quanh tạo cân bằng nhiệt nâng cao độ bền của bảng mạch và độ chắc chắn sau khi thực hiện quá trình hàn

Bước 4: Tiến hành hàn linh kiện

  • Đối với linh kiện thông thường: dí mỏ hàn vào nhựa thông cho nhựa thông chảy ngập đầu mỏ hàn => đưa mỏ hàn đến chỗ chân linh kiện => gia nhiệt mỏ hàn cho nhựa thông chảy ra và phủ kín chân linh kiện và lỗ trên mạch => Đưa dây thiếc vào khu vực: chân linh kiện – lỗ mạch in – đầu mỏ hàn để thiếc chạm vào đầu mỏ hàn và chảy ra.
  • Nên canh một lượng thiếc hàn vừa đủ để đạt độ thẩm mỹ cao, nếu cảm thấy mối hàn chưa đẹp vì chưa đủ lượng thiếc chấm lại nhựa thông và bồi đắp vào vết hàn để mối hàn được đẹp mắt hơn.

Kỹ thuật hàn thiếc mạch điện tử

 

  • Đối với linh kiện nhiều chân: Đối với loại linh kiện này nhìn vào đã thấy tốn rất nhiều thời gian nếu bạn không có những thủ thuật hàn cần thiết, dưới đây sẽ là một cách giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn với loại linh kiện này.
  • Tiến hành bôi nhựa thông đến toàn bộ chân của IC => sử dụng một lượng thiếc khá to (bằng hạt đậu) cho chân đầu tiên => gia nhiệt mỏ hàn cho thiếc nóng chảy và di chuyển đến các chân tiếp theo cho đến chân cuối (di chuyển 1 chiều) => Những chân còn chạm nhau có thể di lại hoặc thêm nhựa thông rồi tiếp tục cho đến cuối (Trong quá trình thực hiện có thể thêm hoặc bớt thiếc để làm đẹp mối hàn).

 

PCB nhiều chân

Khắc phục hiện tượng đầu mỏ hàn & mối hàn không bám thiếc.

Sau một thời gian sử dụng, đầu mỏ hàn sẽ bị ô-xy hóa và gây ra hiện tượng không ăn thiếc vậy làm sao để mỏ hàn có thể bám thiếc trở lại.

  • Sử dụng giấy nhám mịn để loại bỏ phần phần oxy hóa bị đen xung quanh mũi hàn.
  • Sử dụng dao hoặc dũa, cạo nhẹ lớp cháy đen xung quang mũi hàn.
  • Thay mũi hàn mới (sau khoảng thời gian sử dụng chúng ta cũng lên thay mới để mũi hàn sinh nhiệt tốt hơn, mối hàn cũng đẹp hơn, không bám bẩn.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết kỹ thuật hàn thiếc với chì hàn và nhựa thông. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Tài liệu tham khảo: Giáo trình điện tử online, Tài liệu số.

Kỹ thuật hàn là gì? Tài liệu kỹ thuật hàn, Kỹ thuật hàn 6G hấp dẫn

3 thoughts on “Kỹ thuật hàn thiếc hiệu quả 100%

Trả lời

phone-now
new-envelope
zalo-new
back-to-top