
Chia sẻ các kinh nghiệm mua hàng online hiệu quả nhất
Ngày nay thị trường thương mại điện tử hay còn gọi là mua hàng trực tuyến ngày càng phổ biến. Ngoài việc mang đến những tiện ích, mua hàng trực tuyến còn giúp tiết kiệm thời gian và tối giản chi phí nếu bạn biết vài mẹo bỏ túi khi mua online.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm mua sắm online, hoặc đã có kinh nghiệm mua vài lần rồi, nhưng vẫn có phen phải dở khóc, dở cười. Như mua một đằng đồ một nẻo, quá ngắn, quá dài, quá rộng, quá chật hay thậm chí là không liên quan gì tới sản phẩm mình đặt mua là câu chuyện không quá xa lạ với những ai đã từng mua hàng thời trang trên các sàn online.
Vậy đâu là lối thoát cho những tín đồ mua sắm online? Không để bản thân phải rơi vào những tình huống dỡ khóc dỡ cười, nhận cũng chả xài được, mà trả lại cũng không xong.
Tổng hợp từ các nguồn thạo tin như mấy Chị văn phòng (siêu rảnh dỗi), các Mẹ bỉm tã sữa (2 con trở lên) …, chia sẻ cùng các bạn vài bí kíp bỏ túi giúp mua đồ online chất lượng hơn, sát với thực tế, đỡ rước bực vào thân.
1. Lựa chọn kênh mua hàng có độ uy tín cao
Một món hàng được rất nhiều kênh quảng cáo, nào là Zalo, Facebook, Livestream …Tiki, Sendo.
Khi nhìn thấy các trang quảng cáo bắt mắt, đẹp lung linh, lại còn phù hợp với túi tiền thì ngay lập tức liền nhấp chuột vào đó đặt hàng ngay mà thiếu đi sự kiểm soát thông tin sản phẩm đó xuất xứ từ đâu, ai là nhà phân phối hay độ uy tín cũng như chính sách trang web đó ra sao.

Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc mua hàng kém chất lượng và không được chăm sóc chu đáo khi có sự cố. Những điều mà chúng ta thường hay vấp phải khi mua những sản phẩm Online từ các trang không rõ xuất xứ, nguồn gốc trên Facebook như:
- Tiền hàng chúng ta đã chuyển rồi nhưng đợi mãi không thấy bên bán chuyển hàng hoặc chuyển tới chậm.
- Có những trường hợp bị bùng hàng, chuyển tiền rồi nhưng không thấy hàng đâu, gọi điện liên hệ nhưng không thấy bắt máy.
- Hàng hóa đến điểm nhận bị hư hỏng, không sử dụng được và yêu cầu bên bán hoàn tiền thì ta chỉ nhận được sự im lặng từ bên bán.
- Mua nhầm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, mặc dù quảng cáo là rất tốt và chất lượng. Người mua chỉ biết ngậm đắng nuốt cay mà không thể trách ai.
Vì vậy mà bạn nên cân nhắc trước khi mua hàng, nên lựa chọn các website uy tín, chất lượng và có thương hiệu lớn như: lazada, shopee, tiki, zalora,…đây là những trang bán hàng lớn có tiếng ở Việt Nam, độ tin cậy được đánh giá cao từ người tiêu dùng.
Và hơn thế nữa, họ rất thường xuyên tung ra các mã giảm giá cho các sản phẩm, dịch vụ. Bạn có thể dễ dàng sở hữu món hàng phù hợp với nhu cầu với mức giá tốt nhất.
2. Tìm giá tốt nhất thông qua các website
Tham khảo giá qua các trang web như: Websosanh, Vatgia, Raovat,..có thể giúp bạn tìm được giá tốt nhất cho sản phẩm mình muốn mua.
Không chỉ cung cấp cho bạn các mức giá khác nhau của nhiều của nhiều cửa hàng trực tuyến khác nhau cho cùng một sản phẩm, bạn có thể tìm thấy những mặt hàng giảm giá trên các trang web so sánh giá. Giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí mua sắm.
Tuy nhiên, cũng cần kiểm tra kỹ với những trường hợp giá bán rẻ hơn nhiều so với giá chung của thị trường để tránh “tiền mất tật mang”.
3. Tìm hiểu kỹ thông tin, chi tiết sản phẩm
Đây là cách mua hàng cực kỳ hiệu quả khi mua hàng online. Nhiều người cho rằng sản phẩm thật không giống như hình ảnh rao bán trên website vì họ chí “ngó” qua hình đã nhấp vào chọn mua sản phẩm. Nhiều nơi “ treo đầu dê bán thịt chó” là chuyện thường ngày.
Nếu bạn có ý định mua hàng online các lần tiếp theo. Hãy bỏ ra một ít phút để đọc những thông tin chi tiết về sản phẩm càng chi tiết càng tốt về: kiểu mẫu, chất lượng, nguyên liệu, hình dáng, màu sắc, số lượng, kích thước, nhà sản xuất, nước sản xuất và cả hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn hình dung tốt hơn về hàng hóa mà mình đang giao dịch, giúp bạn hạn chế tối đa việc nhận hàng không như ý.
4. Xem đánh giá của khách đã mua hàng, sản phẩm, dịch vụ

Hãy dành thời gian để đọc đánh giá từ những khách hàng khác đã mua và sử dụng sản phẩm mà bạn cũng đang có ý định mua. Mặc dù ngồi đọc “đánh giá” sẽ hơi tốn thời gian của bạn một chút nhưng bạn sẽ tìm được những kinh nghiệm mua hàng cho bạn.
Họ sẽ cho bạn biết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng trước khi bạn đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng. Bạn cũng nên đề phòng về những đánh giá “ảo” chim mồi của chính những người bán.
5. Chính sách hoàn tiển, đổi trả
Mua hàng online khó tránh khỏi những lúc nhận được sản phẩm nhưng không vừa ý, do đó đừng bỏ qua những dòng chữ nhỏ xíu nhắc bạn hàng có được đổi trả hay không để tránh mang lại cho mình những phiền phức nhất định.
Đừng bỏ qua các điều khoản liên quan tới chính sách đổi trả hàng, điều kiện hoàn tiền, bảo hành của người bán, website. Nếu thông tin không được cung cấp hãy gọi điện trực tiếp để hỏi người bán hàng trước khi quyết định mua hàng.
6. Yêu cầu xuất hóa đơn khi mua (hoặc) biên lai khi nhận hàng
Theo quy định hiện hành của nhà nước ta thì mọi hàng hóa, tất cả các mặt hàng khi giao dịch bán bán buôn đều phải đóng thuế có thể hiểu đơn giản là (Thuế VAT – thuế tiêu thụ). Hiển nhiên món hàng bạn chọn mua và trả tiền đã có VAT trong đó rồi.
- Nếu là mua cho công ty cái này có lợi bạn lên lấy hóa đơn.
- Nếu mua cho cá nhân thì tùy bạn lấy hay không cần cũng được, nhưng phải có hóa đơn bán lẻ.
Luôn yêu cầu hóa đơn hoặc biên lai khi nhận hàng. Không biên nhận đồng nghĩa với việc bạn không có bằng chứng cho việc mua hàng, điều này trở thành một cản trở lớn nếu sản phẩm bị lỗi hoặc hư hỏng. Vì vậy bạn hãy giữ giấy biên nhận để tránh những trường hợp xấu nhất khi mua hàng.
7. Kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi thanh toán

Đây là điều quan trọng nhất khi mua hàng online các bạn cần lưu ý. Bạn nên chọn hình thức thanh toán sau khi nhận hàng COD. Vì với kiểu thanh toán này thì các bạn sẽ an tâm hơn bởi chúng ta được kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán tiền và nhận hàng.
Hiện nay có nhiều website bán hàng online sẽ yêu cầu những khách hàng kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán tiền. Và khi nhân viên giao hàng của họ bỏ về thì các thắc mắc về sản phẩm vừa giao sẽ không được giải quyết.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm khi mua sắm online. Mình cũng điểm qua một vài Website mua sắm online uy tín ở Việt Nam để các bạn tham khảo, còn rất nhiều website nữa tuy nhiên các mặt hàng rất đa dạng về mẫu mã, kiểu, giá cả bạn nên so sánh và tìm giá tốt nhất.
Bạn cũng cần “săn” các mã giảm giá giúp các bạn có thể mua hàng rẻ hơn. Hi vọng những chia sẻ của này giúp các bạn có thêm kinh nghiệm mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam, tránh những kẻ gian trục lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Chúc các bạn thành công, hãy trở thành “những người tiêu dùng thông thái“.
Xem thêm các bài viết khác tại đây.